Chứng nhận CE Marking – Tiêu chuẩn Châu Âu

Hiện nay, CE là bắt buộc phải có để sản phẩm được phép lưu hành tự do trên thị trường Châu Âu.  EUROCERT sẽ hỗ trợ tư vấn về pháp lý và chứng nhận CE Marking với quy trình đạt chuẩn, thủ tục nhanh gọn và chi phí tối ưu nhất. 

 

1. Vậy chứng nhận CE Marking là gì? Ký hiệu CE là gì? 

Ký hiệu CE, nhãn CE là gì? 

Nhãn CE được đưa ra vào năm 1985 bởi một nghị quyết của Hội đồng EC, để góp phần giúp đỡ giảm bớt các rào cản kỹ thuật đối với việc thương mại trong EU. Nhãn CE hài hòa các quy tắc và tiêu chuẩn kỹ thuật trong các nước thành viên, qua đó kết quả thử nghiệm và chứng nhận được công nhận lẫn nhau trong EU bởi các chính sách chung. Nhãn CE, do đó có thể gọi nó là một “hộ chiếu kỹ thuật” cho một sản phẩm.

Nếu sản phẩm được sản xuất theo các quy định của Châu Âu, các nhà chức trách tin rằng các yêu cầu cơ bản về an toàn, sức khoẻ và bảo vệ môi trường và người tiêu dùng và đối với an toàn được đáp ứng. Hoàn thành các thủ tục đánh giá CE cho phép dán nhãn CE lên sản phẩm.

Nhãn hiệu CE là bắt buộc đối với các sản phẩm, được tiêu thụ tại 28 nước EU và ở cả các nước Iceland, Liechtenstein và Na Uy (các nước thuộc Khu vực kinh tế châu Âu). 

Chứng nhận CE Marking là gì? 

CE là từ viết tắt từ cụm từ tiếng Pháp “Conformité Européenne” có tên gọi đầy đủ và chính thức trong các văn bản là CE Marking. Chứng nhận CE Marking cho biết sản phẩm tuân theo pháp luật của Liên minh Châu Âu (EU) và cho phép sản phẩm đươc lưu thông tự do trong thị trường Châu Âu. Thông qua việc đánh giá và gắn dấu CE lên sản phẩm, nhà sản xuất tuyên bố dựa trên trách nhiệm của họ rằng sản phẩm đó đáp ứng mọi yêu cầu về mặt pháp lý để có được tiêu chuẩn CE Marking. 

Nhãn hiệu CE
Ảnh 1. Nhãn hiệu CE

2. Các đối tượng áp dụng dán nhãn CE Marking

 

Việc thực hiện CE là bắt buộc đối với nhóm sản phẩm nhất định trong Khu vực Kinh tế Châu Âu, cụ thể là 28 quốc gia thành viên của EU và các nước EFTA (Iceland, Na Uy và Liechtenstein). 

Dưới đây là các sản phẩm. nhóm sản phẩm yêu cầu phải có dấu CE mà các doanh nghiệp cần lưu ý:

TT Tên chỉ thị Sản phẩm  Số chỉ thị      
1 Machinery Directive Máy móc cơ khí 2006/42/EC
2 Low Voltage (LVD) Thiết bị điện và điện tử bao gồm

AC 50V ~ 1000V, DC 75V ~ 1500V

2014/35/EU
3 Electro-magnetic Compatibilty (EMC) Thiết bị điện và điện tử 2014/30/EU
4 Medical Device Thiết bị y tế (EU) 2017/745
5 Active Implantable medical Device Thiết bị y tế cấy dưới da 90/385/EEC
6 In Vitro Diagnostic medical Device Các thiết bị y tế ống nghiệm (EU) 2017/746
7 Lifts Directive Thang máy 2014/33/EU
8 Equipment for Explosive Atmspheres (ATEX) Sản phẩm chống cháy nổ 2014/34/EC
9 Safety of Toys Đồ chơi trẻ em 2009/48/EC
10 Simple Pressure Vessels Thiết bị áp lực đơn 2014/29/EU
11 Appliances Burning Gaseous Fuels Thiết bị khí đốt (EU) 2016/426
12 Radio Equipment Thiết bị đầu cuối, truyền thông 2014/53/EU
13 Non-automatic weighing instruments Thiết bị cân không tự động 2014/31/EU
14 Personal Protective Equipment Thiết bị bảo vệ cá nhân (EU) 2016/425
15 Hot-water Boilers Nồi hơi nước nóng 92/42/EEC
16 Construction Products Vật liệu xây dựng (EU)No 305/2011
17 Marine equipment Thiết bị hằng hải 2014/90/EU
18  Pressure Equipment Thiết bị áp lực 2014/68/EU
19 Explosives For Civil uses Các loại thuốc nổ dân dụng 2014/28/EU
20 Recreational Craft Du thuyền 2013/53/EU
21 Measuring instruments Dụng cụ đo lường 2014/32/EU
22 Packaging and packaging waste Thùng để đóng gói 94/62/EC
23 Pyrotechnic articles Pháo hoa 2013/29/EU

Ngoài ra CE không áp dụng đối với một số các sản phẩm như: 

  • Hoá chất 
  • Dệt may 
  • Thực phẩm 

3. Tổ chức nào có thẩm quyền được cấp phép chứng nhận CE Marking

 

Tổ chức ban hành chứng nhận CE Marking phải là cơ quan thông báo được Uỷ ban Châu Âu (European Commission) cấp mã số Notified Body với phạm vi (Legislation) được công nhận, và được hiển thị thông tin trên trang web của Uỷ ban Châu Âu http://ec.europa.eu/. Các tổ chức này phải có trụ sở tại Châu Âu hoặc cơ chế thoả thuận thừa nhận lẫn nhau MRA.
EUROCERT là Cơ quan thông báo được Ủy ban Châu Âu (European Commission) công nhận và cấp phép hoạt động số Notified Body 1128 (Mã CE 1128). Chứng nhận CE Marking của EUROCERT có giá trị và được công nhận ở tất cả các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu.

Tổ chức nào có thẩm quyền cấp chứng nhận CE Marking
Ảnh 2. Tổ chức nào có thẩm quyền cấp chứng nhận CE Marking?

Nếu nhà sản xuất sử dụng giấy chứng nhận CE fake hoặc không được công nhận, sản phẩm có thể sẽ thu giữ hay bị trả về do không đảm bảo theo yêu cầu luật pháp EU và thiếu các hồ sơ kỹ thuật liên quan.

 

4. Khách hàng và dự án đã thực hiện cấp CE Marking 

 

EUROCERT Việt Nam tự hào đã hỗ trợ rất nhiều các doanh nghiệp lớn, bé. Các tập đoàn, nhà máy sản xuất trong nước và ngoài nước đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn CE. Với kinh nghiệm lâu năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, am hiểu văn hoá khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam. Cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn uy tín tin cậy, giải pháp tối ưu tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện. Hỗ trợ khách hàng xuất khẩu và tiếp cận các nhà nhập khẩu tại EU.

Ảnh 3.1. Dự án và khách hàng đã thực hiện 

Ảnh 3.2. Dự án và khách hàng đã thực hiện 

Ảnh 3.3. Dự án và khách hàng đã thực hiện 

 

5. Vì sao doanh nghiệp phải đăng ký CE Marking?

 

Việc tìm hiểu về tiêu chuẩn CE Marking, hoàn thành chứng nhận CE Marking là một bước đệm vững chắc và đem lại nhiều lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường tiềm năng: 

– Đảm bảo sự lưu thông tự do hàng hoá và là “Giấy thông hành” giúp sản phẩm của bạn dễ dàng tiếp cận toàn bộ thị trường EU và thị trường EFTA (European Free Trade Association).

– Hiểu và tuân thủ các cơ sở pháp lý của thị trường châu Âu.

– Mở rộng tầm hiểu biết về An toàn, Thiết kế phát triển sản phẩm, nền tảng của công nghệ tiên tiến

– Chứng minh sản phẩm đáp ứng yêu cầu Tiêu chuẩn Châu Âu.

– Dấu CE có thể coi như “Hộ chiếu quyền lực” để đưa sản phẩm vào thị trường nước ngoài, đặc biệt là các quốc gia thuộc Khu vực kinh tế Châu Âu.

– Làm tăng khả năng cạnh tranh cao cho sản phẩm của doanh nghiệp.

– Giúp nâng tầm uy tín và hình ảnh thương hiệu với khách hàng và đối tác kinh doanh.

 

6. Những quy định bắt buộc khi dán nhãn CE Marking lên sản phẩm 

 

Việc dán nhãn CE lên sản phẩm cũng được Liên minh Châu Âu (EU) quy định nghiêm ngặt và là một bước quan trọng trong việc thực hiện chứng nhận CE Marking. 

Một số quy định chung khi dán nhãn CE như sau:

– Tỷ lệ của dấu CE phải được giữ nguyên không thay đổi và kích thước không được nhỏ hơn 5mm

– Dấu “CE” phải được đặt ở vị trí không bị các logo khác che khuất

Quy định khi dán nhãn CE

Ảnh 4. Quy định dán nhãn CE

7. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký CE Marking với EUROCERT

 

Trước khi đi vào quy trình các bước đăng ký chứng nhận CE Marking, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm bao gồm:

– Giấy yêu cầu đăng ký: CE Application Form

– Thông tin về tên sản phẩm, mục đích chức năng sử dụng

– Thông số kỹ thuật của sản phẩm

Các thông tin này sẽ được cam kết đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối, hoặc hai bên có thể ký NDA về bảo mật thông tin.

 

8. Quy trình thực hiện chứng nhận CE Marking 

 

Quy trình sẽ trải qua các bước sau đây:

1. Xác định chỉ thị, tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm

2. Xác định các yêu cầu thiết kế, an toàn, kỹ thuật áp dụng đối với đến sản phẩm
3. Kiểm tra đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn EN áp dụng
4. Cung cấp tài liệu và Thiết lập các tài liệu kỹ thuật yêu cầu TCF ((Technical Construction File)
5. Đánh giá FPC (Factory Production Control) đối với các sản phẩm ở mức yêu cầu an toàn cao theo chỉ thị tiêu chuẩn Directive áp dụng.
6. Tuyên bố hợp chuẩn (DOC, DOP) và thiết kế dán nhãn CE 
7. Ban hành CE Marking từ Notified Body
8. Giám sát hàng năm (tuỳ thuộc vào chỉ thị tiêu chuẩn Directive áp dụng)

Ảnh 5. Các bước thực hiện CE Marking

9. Vì sao chọn tư vấn chứng nhận CE Marking tại EUROCERT Việt nam

 

EUROCERT là một trong những tổ chức chứng nhận lớn nhất ở EU. Hiện nay, có văn phòng hoạt động tại 40 nước trên thế giới. EUROCERT là Cơ quan được Ủy ban Châu Âu EC (European Commission) công nhận và cấp phép hoạt động mã số Notified Body 1128 (CE 1128). EUROCERT Việt Nam hoạt động tại Việt Nam từ năm 2012 với kinh nghiệm sâu sắc và có những lợi thế:

– Hệ thống văn phòng toàn cầu, với văn phòng tại 40 nước trên toàn thế giới.

– Kinh nghiệm lâu năm làm việc tại thị trường Việt Nam, am hiểu văn hoá khó khăn của các doanh nghiệp Việt.

– Đã thực hiện hàng nghìn dự án, làm việc với các Doanh nghiệp Tập đoàn hàng đầu Việt Nam cũng như nước ngoài.

– Có giá trị thương hiệu lớn, đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước giàu kinh nghiệm.

– Cam kết cung cấp dịch vụ uy tín tin cậy, chất lượng dịch vụ và giải pháp là ưu tiền hàng đầu của chúng tôi.

– Giải pháp tối ưu, tiết kiệm chi phí thời gian thực hiện.

– Hỗ trợ khách hàng trong quá trình xuất khẩu hàng sang Châu Âu với hệ sinh thái xuất nhập khẩu

Trên đây là toàn bộ thông tin về dịch vụ chứng nhận CE Marking bạn có bất kì thắc mắc về dịch vụ của chúng tôi vui lòng liên hệ để được tư vấn các dịch vụ tốt nhất.

 

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

Ha Noi Office: Tầng 4, Tòa nhà 78 Nguyễn Hoàng, P. Mỹ Đình 2, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: 024-39996088    Fax: 024- 62580411 Email: info@eurocert.com.vn
Ho Chi Minh Office: Tầng 9, Số 68, Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh
Tel: 028 22466188    Email: hcm@eurocert.com.vn

One thought on “Chứng nhận CE Marking – Tiêu chuẩn Châu Âu

  1. Pingback: Môi giới xuất khẩu EU - EUROCERT S.A

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *