Không phải sản phẩm nào cũng cần có CE Marking để được chấp nhận lưu hành trong thị trường. Vậy sản phẩm như thế nào sẽ đạt chuẩn CE và nơi nào cấp CE marking? Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn.
Sản phẩm nào bắt buộc phải có CE Marking
Rất hàng hóa tiêu dùng trên thị trường châu Âu cần có tiêu chuẩn CE như đồ chơi, đồ điện tử. CE Marking trên sản phẩm sẽ cho thấy rằng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng như độ an toàn, sức khỏe và môi trường. Bất kỳ sản phẩm nào có nhãn CE đều phải đảm bảo các yếu tố này.
Các doanh nghiệp chịu trách nghiệm cấp CE Marking
Rất nhiều doanh nghiệp sản xuất phải chắc chắn rằng sản phẩm của họ đáp ứng nhu cầu vì thế doanh nghiệp sản xuất cần đăng ký chuẩn CE trên sản phẩm. Nhất là với sản phẩm không thuộc châu Âu – European Economic Area (EEA), đây là một tiêu chuẩn bắt buộc phải có để sản phẩm được xuất khẩu sang đây.
Đối với 1 nhóm sản phẩm cụ thể, công ty sẽ được tự cấp CE Marking, một số nhóm sản phẩm khác thì cần phải được sự cấp phép từ tổ chức có ủy quyền, các nội dụng được đăng ký theo tiêu chuẩn Châu Âu. Các nội dung cụ thể về việc đăng ký cho mỗi quốc gia sẽ được tìm thấy trên trang website của European Commission.
Tiêu chuẩn CE Marking bắt buộc cho hơn 20 nhóm sản phẩm
Tiêu chuẩn CE được bao gồm vật liệu xây dựng, thiết bị khí đốt, đồ chơi, dụng cụ đo lường, điện thoại di động và thang máy. Trang web của Ủy ban Châu Âu có một danh sách các loại sản phẩm bắt buộc phải có CE Marking.
Công ty mà không đăng ký CE Marking cho sản phẩm không bị bắt buộc thì sẽ phải hoàn toàn tự chịu trách nghiệm về chất lượng của sản phẩm.
CE Marking cho vật liệu xây dựng
Từ năm 2012, rất nhiều trang thiết bị sử dụng cho việc xây dựng bắt buộc phải đạt tiêu chuẩn CE bao gồm phần thông tin sản phẩm và thông tin chi tiết. Các nhà sản xuất, nhập khẩu vật liệu xây dựng và nhà phân phối phải cung cấp bản kê khai cho sản phẩm của họ.
Tiêu chuẩn sản phẩm đạt chuẩn CE – quy trình cấp CE Marking
Bước 1: Xác định mục đích của sản phẩm
Bước 2: Xác định các chỉ thị / quy định CE hiện hành
Bước 3: Xác định sản phẩm đáp ứng các quy định CE hiện hành trong nước và tại Châu Âu
Bước 4: Xác định các yêu cầu của các tiêu chuẩn hiện hành của Châu Âu áp dụng cho sản phẩm
Không phải mọi điều khoản từ các tiêu chuẩn hiện hành đều có thể áp dụng.
Bước 5: Tiến hành và lập hồ sơ đánh giá sự phù hợp dựa trên các yêu cầu thiết yếu và các yêu cầu từ tiêu chuẩn
Bước 6: Cung cấp cho người dùng thông tin cần thiết để sử dụng sản phẩm một cách an toàn
Bước 7: Đảm bảo được thông tin cung cấp là chính xác từ quá trình sản xuất đến đầu ra.
Bước 9: Lưu trữ hồ sơ và xét duyệt. Nếu phù hợp sản phẩm sẽ được cấp nhãn CE
Hồ sơ xin đăng ký chứng nhận CE marking bao gồm một số giấy tờ sau
– Giấy yêu cầu chứng nhận
– Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp
– Các tài liệu giới thiệu được đặc tính kỹ thuật của sản phẩm
– Kế hoạch sản xuất và kiểm soát chất lượng
– Kế hoạch kiểm soát các phương tiện đo lường, thử nghiệm
– Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của phòng thử nghiệm được công nhận Điều đáng quan tâm là những thông tin này tổ chức đánh giá sẽ đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối.
Liên hệ chúng tôi
Tại Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà 78 Nguyễn Hoàng, P. Mỹ Đình 2, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: 024-39996088
Fax: 024- 62580411
Email: info@eurocert.com.vn
Tại Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 9, Số 68, Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh
Tel: 028-62760286
Email: hcm@eurocert.com.vn
>>> Xem thêm: Môi giới xuất khẩu châu Âu