Tiêu chuẩn châu âu EN – chứng nhận tiêu chuẩn EN

Bất kỳ hàng hóa nào muốn xuất khẩu ra nước ngoài đều cần đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu đặc biệt là thị trường châu Âu. Châu Âu là một thị trường lớn, đi kèm với đó là các quy chuẩn nghiêm ngặt hay còn gọi chung là tiêu chuẩn châu âu(EN)

 

 

tiêu chuẩn EN là gì

 

Tiêu chuẩn Châu Âu EN là gì?

 

 

Tiêu chuẩn EN hay tiêu chuẩn châu Âu (European Standard), là các tài liệu được công nhận và duy trì bởi một trong ba tổ chức Tiêu chuẩn hóa Châu Âu (ESO): CEN, CENELEC hoặc ETSI. Tiêu chuẩn này đã được phê chuẩn là có thẩm quyền trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa kỹ thuật tự nguyện theo quy định của EU 1025/2012.
Hiện nay, tiêu chuẩn Châu Âu EN có ý nghĩa như là một nghĩa vụ phải được thực hiện ở cấp quốc gia bằng cách đưa ra tiêu chuẩn quốc gia tại 34 quốc gia thành viên của CEN – CENELEC.

 

 

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn châu Âu

 

 

Tiêu chuẩn chất lượng EN – Châu Âu

EN là tiêu chuẩn đặc trưng cho EU (Châu Âu), chứng nhận về chất lượng, an toàn kỹ thuật dành cho người sử dụng và bảo vệ môi trường được yêu cầu bởi các nước thành viên thuộc liên minh Châu Âu.
Đây là tiêu chuẩn luôn được đánh giá là tiêu chuẩn cao nhất thế giới và vô cùng khắt khe, sản phẩm đạt tiêu chuẩn EN luôn là một mục tiêu để các nhà sản xuất hướng tới. Sản phẩm đạt chuẩn EN thì được tự do thông thương trên thị trường chung EU. Hơn nữa, sản phẩm đó cũng được chấp nhận ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới.

 

tieu-chuan-en-chau-au

 

 

Tiêu chuẩn xuất khẩu sang Châu Âu

Tiêu chuẩn xuất khẩu Châu Âu EN được hình thành dựa trên 3 yếu tố:

– Tự nguyện: Lĩnh vực sản xuất, sản phẩm, dịch vụ nào đó hoàn toàn tự do trong việc áp dụng theo tiêu chuẩn EN nếu tiêu chuẩn này có ý nghĩa hay có ích đối với sản phẩm, dịch vụ đó.
– Hài hòa: Việc áp dụng tiêu chuẩn EN phải đảm bảo việc hài hòa và thực sự phù hợp với chỉ thị Châu Âu hoặc đặc tả kỹ thuật về khả năng tương thích.
– Bắt buộc: Trong một số trường hợp cụ thể, tiêu chuẩn EN được thể hiện trong các văn bản, tài liệu phải được tuân thủ một cách bắt buộc.

 

Thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu

 

– Hợp đồng thương mại: Là hợp đồng được ký kết giữa bên mua và bên bán gồm thông tin hàng hóa, thông tin người mua và người bán, điều kiện cơ sở giao hàng và các hình thức thanh toán.
– Hóa đơn thương mại: Ghi rõ các giá trị của những mặt hàng xuất khẩu
– Giấy chứng nhận xuất xứ: Chứng từ này sẽ cho thấy nguồn gốc xuất sứ của sản phẩm. 
– Phiếu đóng gói hàng hóa:  Loại chứng từ này cho biết cách thức đóng gói của lô hàng. Số lượng hàng hóa của từng mặt hàng, Tổng số kiện hàng xuất khẩu và các thông tin cụ thể, chi tiết về hàng hóa.
– Tờ khai hải quan: Đây là loại chứng từ kê khai hàng hóa xuất khẩu với các cơ quan hải quan để có đủ điều kiện xuất khẩu.
– Chứng từ bảo hiểm: bao gồm đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm. Trên thực tế nhiều chủ hàng không mua bảo hiểm nhằm tiết kiệm được chi phí tối đa.

 

Ngoài ra, cũng cần có một số chứng từ khác như:

 

Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm(CQ), Chứng nhận kiểm định (CA), Giấy chứng nhận vệ sinh…Và điều quan trọng hơn cả đối với các mặt hàng được chỉ định xuất khẩu sang thị trường Châu Âu đều bắt buộc phải có chứng nhận CE Marking. Đây là chứng nhận bắt buộc, không thể thiếu với đa số các mặt hàng khi xuất khẩu tại thị trường Châu Âu.

Liên hệ chúng tôi

Tại Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà 78 Nguyễn Hoàng, P. Mỹ Đình 2, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: 024-39996088
Fax: 024- 62580411
Email: info@eurocert.com.vn

 

Tại Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 9, Số 68, Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh
Tel: 028-22466188
Email: hcm@eurocert.com.vn

 

>>> Xem thêm: Tiêu chuẩn EN xuất khẩu là gì

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *